Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Công bố sáp nhập Habubank và SHB

Cuối cùng thì dự thảo đề án sáp nhập Habubank vào SHB đã được công bố. Có những khẳng định được đưa ra, trong đó nhấn mạnh: không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và người gửi tiền; đảm bảo tối đa quyền lợi của cán bộ công nhân viên.

Nhưng, cụ thể quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo như thế nào nếu tiến hành sáp nhập thành công? Câu hỏi này không chỉ có ở người lao động của Habubank hiện nay, mà còn có trong tâm lý của cán bộ nhân viên SHB.


 Không đề cập đến kế hoạch sáp nhập với Habubank, song khi trả lời PV, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, đưa ra một số khẳng định ở hướng sáp nhập nói chung mà ngân hàng này đang triển khai.
Ông Hiển cho biết, hiện SHB đang tìm hiểu một số đối tác để có thể thực hiện sáp nhập, theo chủ trương tái cơ cấu hệ thống của Ngân hàng Nhà nước. Thực tế thông tin tìm kiếm các đối tác theo định hướng trên cũng đã “tạo tâm lý” trong hệ thống thời gian qua.

Nhưng ông Hiển khẳng định rằng: “Khi tiến hành sáp nhập hay hợp nhất thì đều phải đảm bảo quyền lợi của người lao động cả hai bên. Lãnh đạo SHB đã có thông tin tới các đơn vị kinh doanh là không có xáo trộn gì, quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng gì. Vì sao, vì các bạn là các đơn vị kinh doanh, đang nhận các chỉ tiêu kinh doanh, nếu đạt được kế hoạch thì được hưởng và được đảm bảo thu nhập theo đúng chỉ tiêu kế hoạch mà các bạn đã nhận”.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Habubank sẽ hoàn toàn ổn định sau thua lỗ

Sau Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã công bố đề án sáp nhập và đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 5/5.

Cơ bản các nội dung chính của tài liệu vừa công bố đã có ở những thông tin Habubank đưa ra, cũng như được báo cáo tại đại hội đồng cổ đông Habubank ngày 28/4 vừa qua. Bản tóm tắt từ SHB đề cập khá chi tiết tình hình tài chính, thực tế và triển vọng của cả hai thành viên trong kế hoạch sáp nhập này.

habubank thua lo

Với Habubank, các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Song, các khoản nợ hiện chưa thu hồi được tại các tổ chức tín dụng khác cũng là thông tin đáng chú ý.

Cụ thể, bản tóm tắt đề án cho biết: “Hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường 2 của Habubank trong thời gian qua cũng gặp phải những rủi ro tín dụng những thông tin thua lỗ, trong đó có tiền gửi tại Công ty Tài chính Cao su và tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu, Đệ Nhất (hiện đã hợp nhất vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - PV), Tài chính Sông Đà và Tài chính Handico. Các khoản tiền gửi này hiện đều chưa thu hồi được...”.

Bản tóm tắt đề án cũng nêu chi tiết hướng xử lý các khoản nợ dự kiến sau khi sáp nhập, đặc biệt là các khoản liên quan đến Vinashin.

Còn các món nợ từ các thành viên trong hệ thống, đề án cho biết ngay sau khi sáp nhập, ngân hàng sẽ đẩy mạnh công tác thu hồi nợ gốc và nợ lãi của các hợp đồng tại các tổ chức tín dụng đang được đánh giá là có khả năng thu trong thời gian ngắn nhất.

habubank thua lo

Về triển vọng và hiệu quả sau sáp nhập, trên cơ sở các phân tích khá chi tiết, đề án nhận định rằng kế hoạch lợi nhuận trước thuế khoảng 1.850 tỷ đồng ngay trong năm 2012 là hoàn toàn khả thi, theo đó sẽ bù đắp hết lỗ phát sinh trước sáp nhập. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế dự tính là 2.115 tỷ đồng. Năm 2014, dự kiến ngân hàng sau sáp nhập sẽ đi vào hoạt động ổn định cùng phát triển.

Ngoài các yếu tố nội tại, một nguồn lực được đề cập đến là SHB được nhận một phần hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp để hỗ trợ cho SHB sau sáp nhập; điều này sẽ giúp thu nhập lãi của ngân hàng tăng đáng kể.

Một cơ sở khác được tính đến để hỗ trợ cho các chỉ tiêu lợi nhuận là, theo đề án tái cơ cấu, ngân hàng sau sáp nhập xin được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình


Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các tin habubank thua lỗ gần đây, các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.


Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn. 

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...


habubanknews.wordpress.com

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Chiết khấu giấy tờ có giá - Habubank

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá là việc Ngân hàng mua lại hoặc tạm thời bảo quản với một mức phí nhất định (lãi suất chiết khấu) các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân.


1.    Tiện ích
•    Giúp khách hàng tái tạo lại khả năng tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của mình
•    Khách hàng có thể lựa chọn hình thức tái chiết khấu có hoàn lại (chiết khấu có kỳ hạn) hoặc chiết khấu không hoàn lại
•    Thủ tục đơn giản, thuận tiện
2.    Đặc điểm
•    Chiết khấu chứng từ có giá có hai loại:
-    Chiết khấu có hoàn lại (còn gọi là chiết khấu có kỳ hạn) Là chiết khấu mà sau một thời gian theo thoả thuận, chủ sở hữu giấy tờ có giá hoàn lại tiền chiết khấu cho Ngân hàng để nhận lại giấy tờ có giá đã chiết khấu tại Ngân hàng.
-    Chiết khấu không hoàn lại là hình thức chiết khấu mà kể từ khi chiết khấu các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của Ngân hàng
•    Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân sở hữu các giấy tờ có giá. Trường hợp khách hàng đề nghị chiết khấu không phải là chủ sở hữu giấy tờ có giá thì phải có văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu được công chứng Nhà nước xác nhận hoặc Uỷ ban nhân dân phường xã chứng thực
•    Loại tiền áp dụng: VND
•    Thời hạn chiết khấu: Trong trường hợp chiết khấu hoàn lại, thời hạn chiết khấu áp dụng là thời gian ngắn hạn và tối đa bằng thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được chiết khấu nhưng không quá 12 tháng
3.    Các loại giấy tờ được chiết khấu
•    Trái phiếu Chính phủ gồm các loại: Trái phiếu Kho bạc, Tín phiếu Kho bạc và Trái phiếu đầu tư của Chính phủ, Công trái
•    Các loại giấy tờ có giá do Habubank và các ngân hàng thương mại khác phát hành như Trái phiếu NHTM; Kỳ phiếu; Chứng chỉ tiền gửi (Sổ Tiết kiệm, Sổ Tiền gửi nhưng không bao gồm Sổ Tiết kiệm mang tính gửi góp)
•    Các loại giấy tờ có giá khác do Habubank quy định trong từng thời kỳ hoặc do Tổng Giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể (VD: Bộ chứng từ thanh toán L/C không huỷ ngang, có bảo hiểm và thanh toán qua HABUBANK; Hối phiếu; Lệnh phiếu; Trái phiếu của UBND tỉnh, thành phố...)